Di chúc miệng được công nhận hợp pháp khi nào?

Nhiều người trước khi mất chỉ kịp nhắn nhủ với con, với cháu những chuyện chưa kịp làm, trong đó có cả việc chia tài sản của mình cho con cháu. Lời nhắn nhủ trước khi mất của họ có được coi là di chúc miệng hay không? Di chúc miệng được hợp pháp khi nào?

Trên thực tế nhiều trường hợp người có tài sản không thể lập di chúc định đoạt tài sản cho con cháu trước khi mất mà khi nguy kịch chỉ kịp nhắn nhủ để lại tài sản cho con cháu và việc để lại là lời nói chứ không được ghi nhận vào văn bản theo quy định.

+ Lời nhắn nhủ của người trước khi mất có thể được coi là di chúc miệng.

+ Di chúc miệng được công nhận là hợp pháp khi đảm bảo điều kiện mà pháp luật quy định. Và di chúc miệng được lập khi người để lại tài sản không thể lập di chúc bằng văn bản.

  • Di chúc miệng hợp pháp quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Để di chúc miệng hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau:

–  Về người để lại di chúc: Khi để lại ý chí định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế thì người đó phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập và việc định đoạt tài sản là hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc hay đe dọa. Nội dung di chúc không được trái với quy định pháp luật và trái đạo đức, không bị pháp luật cấm.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

– Người làm chứng:

+ Có ít nhất hai người làm chứng việc để lại di chúc miệng.

+  Người làm chứng sẽ ghi chép lại những gì người để lại di chúc vào văn bản và sau đó ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản được viết ra.

– Văn bản ghi lại nội dung di chúc phải được chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ bởi công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp xã nơi có người mất.

Người làm chứng không được là người được hưởng di sản thừa kế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc, người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự. Người làm chứng là bất kì những ai mà không thuộc những người trên được quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong trường hợp người để lại di chúc miệng còn sống và minh mẫn, sáng suốt thì sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng được lập thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015

Như vậy dù người mất để lại là văn bản hay lời nói thì đều có thể được coi là di chúc nếu đảm bảo điều kiện di chúc hợp pháp. Khi di chúc hợp pháp thì nội dung di chúc sẽ thể hiện được ý nguyện của người mất để lại cho người còn sống, để tránh di chúc miệng bị hủy do không hợp pháp thì chúng ta cần lưu ý những điều kiện được nêu trên về  di chúc hợp pháp.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà