Đăng ký khai tử là một trong những thủ tục hành chính thông dụng hiện nay. Vậy khi thực hiện đăng ký khai tử cho người đã chết cần chú ý những điều nào?

  1. Thời hạn đăng ký khai tử:

Khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 thì:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì phải đi đăng ký khai tử.

Người có trách nhiệm đăng ký khai tử là:

  • Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết.
  • Người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Như vậy, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày một người chết, người đó phải được đăng ký khai tử.

  1. Thủ tục đăng ký khai tử:

Theo Điều 34 của Luật Hộ tịch, thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện cụ thể như sau:

  • Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;

+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay cho giấy báo tử;

  • Nơi đăng ký khai tử:

+ UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết;

+ Nếu không xác định được nơi cư trú cuối thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc người phát hiện thi thể thực hiện.

  • Quy trình đăng ký khai tử:

Ngay sau khi nhận được hồ sơ nêu trên, nếu nhận thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp hộ tịch phải:

+ Ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch;

+ Cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch;

+ Báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã;

+ Trích lục cho người đi khai tử.

Đồng thời, thông tin hộ tịch của người được khóa hoàn toàn trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Như vậy, việc đăng ký khai tử có thể được thực hiện ngay trong ngày, nếu có đủ hồ sơ và đến đăng ký đúng nơi quy định.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định đăng ký khai tử:

Theo Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì những hành vi vi phạm quy định đăng ký khai tử sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối nếu tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ được cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
  • Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng nếu:

+ Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu:

+ Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;

+ Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.

  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với:

+ Giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm;

+ Giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
  1. Kết luận:

Như vậy, khi thực hiện đăng ký khai tử cần chú ý đến:

  • Thời hạn đăng ký khai tử;
  • Thủ tục đăng ký khai tử;
  • Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định đăng ký khai tử.

Lưu ý: Mức xử phạt này được áp dụng theo Nghị định mới (Nghị định 82/2020 có hiệu lực từ ngày 01/09/2020.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.