Hiện nay, việc lập di chúc không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt ở các khu đô thị. Tuy nhiên, khi di chúc đã được lập thì có được hủy bỏ hay không?

Để trả lời câu hỏi trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Điều kiện để bản di chúc có hiệu lực

Di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình lập di chúc;
  • Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Phải có các nội dung: Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…
  • Hình thức của di chúc không trái quy định của luật: Không được viết tắt, viết bằng ký hiệu;
  • Nếu có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc…

Đồng thời, theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế hay là thời điểm người để lại di chúc chết.

Tức là di chúc sẽ không có hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm người này chết;
  • Di sản trong di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

Đặc biệt, khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”.

  1. Di chúc đã lập có được hủy bỏ không?

Di chúc được lập khi người để lại tài sản minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Di chúc được lập thành văn bản hoặc có thể lập di chúc miệng.

Vì di chúc là ý chí của một người khi muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi bản thân chết. Nên đây chính là ý chí chủ quan của người để lại di sản.

Do đó, ở mỗi thời điểm khác nhau người lập di chúc có thể có ý chí chủ quan khác nhau đối với phần di sản. Khi đó, người để lại di sản có thể thay thế bằng một di chúc khác.

Ngoài ra, Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định rõ:

“Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”.

Như vậy, pháp luật không cấm việc thay đổi di chúc mới nên người để lại di chúc hoàn toàn có quyền hủy di chúc đã lập trước đó.

Tuy nhiên, để bản di chúc sau có hiệu lực pháp lý thì bản di chúc mới cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, sau khi đưa ra bản di chúc mới thì bản di chúc cần được hủy bỏ.

Trên đây là bài viết về di chúc. Để biết thêm kiến thức pháp luật xin vui lòng truy cập vào website luatdongduong.com.vn. Hoặc trao đổi trực tiếp thông qua tổng đài gọi số: 1900.966.993 để nhận được tư vấn, hỗ trợ.