Theo quy định của pháp luật hiện hành, đăng ký kết hôn có cần sự đồng ý của bố mẹ không? Nếu bố mẹ ngăn cấm hai bên nam nữ kết hôn có bị xử phạt không?

  1. Đăng ký kết hôn có cần sự đồng ý của cha mẹ không?

Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình  2014 (Luật HN&GĐ) thì:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Theo đó, hôn nhân không có giá trị pháp lý nếu:

  • Không đăng ký theo quy định của Luật HN&GĐ;
  • Không được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Điều 8 Luật HN&GĐ nêu rõ:

Điều kiện để nam, nữ được kết hôn với nhau và được pháp luật công nhận là:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện thực hiện;
  • Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn;

+ …

Đồng thời, khoản 2 Điều 8 Luật này khẳng định:

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, sự đồng ý của cha mẹ không phải là điều kiện để pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ.

Do đó, cha mẹ dù không đồng ý nhưng nếu nam, nữ đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên thì vẫn được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Cha mẹ không có quyền ngăn cản con cái kết hôn?

Theo quy định, sự đồng ý của cha mẹ không ảnh hưởng đến việc đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ:

Cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm.

Theo đó, nếu cấm con cái kết hôn, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

  • Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng:

Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

  • Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm:

Nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục cản trở người khác kết hôn.

Tóm lại, cặp đôi nam, nữ được tự mình đăng ký kết hôn khi bị cha mẹ cấm.

Tuy nhiên, phải đáp ứng mọi điều kiện quy định và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì quan hệ hôn nhân mới có giá trị pháp lý.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.