Sang tên sổ đỏ được thực hiện khi các bên chuyển nhượng, tặng cho nhà đất. Vậy, việc không sang tên sổ đỏ có bị xử lý hay không?

Để giải đáp câu hỏi này, I&J đã đưa ra bài viết sau đây:

  1. Sang tên sổ đỏ

Sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

  • Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý;
  • Đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì:

Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà thực hiện quyền chuyển nhượng (mua bán), tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất,…

Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động. Nói cách khác, sang tên sổ đỏ là thủ tục đăng ký bắt buộc.

  1. Thời hạn đăng ký biến động

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì:

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực thì phải đăng ký biến động.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Như vậy, nếu quá thời hạn đăng ký biến động mà không đăng ký (không sang tên Sổ đỏ) thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

  1. Mức xử phạt khi không sang sổ đỏ đúng hạn

Theo quy định mới, Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 thì:

Việc không đăng ký biến động đúng thời hạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau( Khoản 2, Điều 17):

Đối với khu vực nông thôn:

  • Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với trường hợp quá hạn trong thời gian 24 tháng;
  • Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với trường hợp quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.

Đối với khu vực đô:

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/lần vi phạm).

  1. Đối tượng bị xử phạt hành chính

Cũng theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 thì:

trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (Khoản 4 Điều 5).

Như vậy, các trường hợp quá hạn sang tên sổ đỏ mà không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ phị xử phạt hành chính theo quy định mới tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc xử phát hành chính đối với trường hợp không sang tên sổ đỏ.

Mọi thắc mắc về Luật Đất đai cần giải đáp vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể truy cập website luatdongduong.com.vn để tìm hiểu kiến thức pháp luật.

Trân trọng!