Theo quy định của pháp luật hiện hành, chồng có quyền được đánh vợ không? Khi chồng đánh vợ thì pháp luật xử lý như thế nào?

  1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS);
  • Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007;
  • Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
  1. Chồng có quyền đánh vợ không?

Theo quy định thì hành vi đánh vợ của người chồng là hành vi bạo lực gia đình.

Hành vi đó vi phạm khoản 1, điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007. Cụ thể như sau:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Theo đó, người vợ có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền can thiệp giải quyết.

Cụ thể, theo điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì:

“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

….”

Như vậy, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành thì không ai có quyền xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Đặc biệt là Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định: chồng không được đánh vợ.

Nếu người chồng thực hiện những hành vi bạo lực trên thì sẽ bị xử lý theo quy định từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  1. Xử lý hành chính:

Việc xử lý hành chính đối với hành vi chồng đánh vợ được áp dụng theo Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng nếu đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
  • Phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời;

+ Không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nận nhân điều trị chấn trhương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nận nhân từ chối.

Như vậy, khi người chồng có hành vi bạo lực thì người vợ có quyền gửi đơn tố cáo tới công an cấp huyện hoặc UBND cấp xã để được bảo vệ.

Đồng thời, để có chế tài xử phạt đối với hành vi của người chồng.

  1. Xử lý hình sự:

Nếu hành vi đánh đập trên gây thương tích nặng cho người vợ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Theo Điều 134 BLHS có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì:

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà:

  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

+ Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

………

Như vậy, khi người chồng có hành vi bạo lực mà gây thương tích cho vợ thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt trong trường hợp này được dựa trên mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Để biết thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng.