Chiếm đoạt tài sản của người khác cấu thành tội phạm khi nào?
Mới đây trên các thông tin đại chúng đưa tin ông Trần Văn Quý giả danh cán bộ trật tự đô thị chiếm đoạt tài sản của người dân. Ngày 16/5/2019 ông Trần Văn Quý sinh 1982, ngụ tỉnh Tiền Giang có hành vi mạo danh cán bộ trật tự đô thị xã Đông Thạnh tới căn nhà của một gia đình đang xây dựng ở ấp 4, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Ông Quý gặp chủ nhà và nói đây là công trình xây dựng trái phép. Đồng thời, Quý nói, nếu muốn ông Quý bỏ qua thì phải bồi dưỡng. Chủ nhà nghi ngờ nên gọi điện thoại báo cho công an. Lúc này, ông Quý bỏ chạy rồi bị chủ nhà cùng người dân địa phương bắt giữ, bàn giao công an. Ngày 21/5/2019 cơ quan Công an huyện Hóc Môn, TPHCM đang củng cố hồ sơ để điều tra và khởi tố Trần Văn Quý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Tội Lừa đảo chiếm đoạt được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 có nội dung như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
– Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Người phạm tội phải dùng thủ đoạn gian dối như: đưa ra thông tin không có thật hoặc sai lệch sự thật khiến người nghe tin là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Trong vụ việc trên ông Quý đã có hành vi mạo danh đưa ra thông tin không đúng sự thật cho người dân, yêu cầu người dân phải đưa tiền mới không bị xử phạt. Như vậy, ông Quý đã có mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác và bằng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên, người dân thấy nghi ngờ và có tinh thần cảnh giác nên đã không tin những lời nói mà ông Quý đưa ra, ông Quý chưa lấy được tài sản. Nhưng hành vi của ông Quý đã gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội nên hành vi của ông Quý vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp phạm tội chưa đạt việc không lấy được tài sản là ngoài ý muốn của ông Quý. Hành vi trên của ông Quý cần bị xử lý nghiêm minh nhằm răn đe những người khác, tuy chưa chiếm đoạt về tài sản không có thiệt hại về vật chất nhưng người dân sẽ thấy bất an về an ninh, an toàn xã hội của địa phương.
Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.
Chuyên viên
Nguyễn Thanh Hà