Tình huống: Ông A và con trai là B bị tai nạn giao thông và chết trên đường đi làm về. Ông A có để lại một mảnh đất có diện tích 200m2, và căn nhà 2 tầng có diện tích 70m2 ở quận Tây Hồ, Hà Nội, khi Ông A và Ông B chết chưa xác lập di chúc để lại tài sản cho C.C là con của ông B và là con một chưa lập gia đình, C mất mẹ từ nhỏ nên C sống với bố là ông B và ông nội của C là ông A.Hỏi tài sản là mảnh đất và căn nhà của ông A và ông B sẽ chia như thế nào?
Căn cứ vào 619 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định về Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm:
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.
Từ những căn cứ trong điều 619 trên ta đối chiếu sang điều 652 Bộ Luật này:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Hotline Tư Vấn 24/7: 0886389789
Như vậy, kể từ thời điểm người để lại di sản chết (thời điểm mở thừa kế), di sản sẽ được chia cho những người thừa kế của người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với người thừa kế là cá nhân, thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế (điều 613 BLDS,2015)
Trong thực tế, có nhiều trường hợp người có quyền thừa kế di sản của nhau cùng chết trong một tai nạn làm chết nhiều người cùng một lúc như đắm tàu, tai nạn xe lửa, tai nạn máy bay, động đất, v.v.., việc xác định người nào chết trước, người nào chết sau có ý nghĩa quan trọng, vì người chết sau là người thừa kế di sản của người chết trước. Trong trường hợp không có đủ chứng cứ xác định ai chết trước ai chết sau thì ta coi như họ là những người chết cùng một thời điểm khi đó, thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm sẽ được giải quyết như sau: vì người được quyền hưởng thừa kế đó không còn sống tại thời điểm mở thừa kế nên họ sẽ không được hưởng dài sản thừa kế của nhau và không được thừa kế di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Trừ trường hợp thừa kế thế vị đã nêu ở trên. Tức là trong trường hợp bố, mẹ mất cùng một thời điểm với ông nội hoặc bà nội thì con sẽ được thừa kế thế vị thay thế bố, mẹ nhận di sản thừa kế của ông, bà.