“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt” là câu tục ngữ quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhiều bố mẹ quan niệm đánh con là một cách dạy dỗ giúp trẻ con ngoan hơn. Vậy cha mẹ đánh con có vi phạm quy định pháp luật không?
1. Cha mẹ có quyền đánh con hay không?
Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con.
Ngoài ra, theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia định 2007 nêu rõ các hành vi bị cấm gồm có hành hạ, ngược đãi, đánh đập… xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình.
Như vậy có thể thấy, mọi hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ … con cái của cha mẹ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi trẻ em là đối tượng mỏng manh, dễ bị tổn thương và không thể tự bảo vệ mình.
II. Cha mẹ đánh con bị xử lý như thế nào?
Bởi cha mẹ không hề có quyền đánh con như mọi người vẫn nghĩ. Các bậc cha mẹ thường quan niệm, con mình đẻ ra nên mình có quyền được đánh con. Việc đánh con chỉ là một cách để thể hiện sự quan tâm, chỉ là đang dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, bởi đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nên tùy vào mức độ, tính chất của việc đánh con, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
1. Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, một người sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em, gây tổn thương về mặt tinh thần, dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần.
Ngoài ra, Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng có quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Không chỉ bị xử phạt hành chính, nếu cha mẹ đánh đập con cái còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:
– Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù giam
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam.
Ngoài ra, nếu vì bị ngược đãi, thường xuyên bị đối xử tàn ác làm người đó tự sát thì có thể bị phạt tù cao nhất là 12 năm tù giam do phạm Tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để tìm hiểu thêm những kiến thức pháp luật khác, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.