Một trong những tội phạm có liên quan đến dịch Covid-19 là tội đầu cơ. Vậy các yếu tố cấu thành tội đầu cơ là gì?
Để tìm hiểu về các yếu tố cấu thành tội đầu cơ, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Về cơ sở pháp lý:
Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS).
Về cấu thành tội phạm:
Các yếu tố cấu thành tội đầu cơ gồm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan.
-
Về chủ thể:
Chủ thể của tội đầu cơ là bất kỳ người nào, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
-
Về khách thể:
Hành vi đầu cơ xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Đặc biệt trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.
-
Mặt chủ quan:
- Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Mục đích nhằm bán lại thu lợi bất chính. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
- Nếu việc mua vét hàng hóa không có mục đích bán lại thu lợi bất chính như mua vét để cứu trợ, để tặng cho các tổ chức cá nhân với mục đích từ thiện thì không cấu thành tội này.
-
Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội đầu cơ có các dấu hiệu sau:
- Có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo để mua vét hàng hóa số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.
- Lợi dụng tình hình khan hiếm đã mua vét những loại hàng hóa khan hiếm để bán lại thu lợi bất chính.
- Tạo ra sự khan hiếm giả tạo. Tức là trong tình hình khan hiếm có một số loại hàng hóa không thực sự cần thiết nhưng bị tích trữ, găm hàng nhằm tạo ra sự khan hiếm giả. Việc tạo sự khan hiếm giả tạo này nhằm thu lợi bất chính.
- Mua vét hàng hóa được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ với mục đích chờ giá cao hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính.
- Số lượng hàng hóa phải là có số lượng lớn.
- Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
Việc gây hậu quả nghiêm trọng ở đây được thể hiện như:
- Làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được;
- Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước;
- Gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân;
- Gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Về khung hình phạt: theo Điều 196 BLHS thì:
-
Khung hình phạt thứ nhất (khoản 1):
Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
+ Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
-
Khung hình phạt thứ hai (khoản 2):
Bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1.5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Hàng hóa trị giá từ 1.50 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Khung hình phạt thứ ba (khoản 3):
Bị phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu:
+ Hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
-
Khung hình phạt bổ sung (khoản 4):
có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Hình phạt đối với pháp nhân:
- Phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;
- Phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng;
- Phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 4 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH I&J qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng.