Các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Các tranh chấp đất đai xảy ra thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định về pháp luật đất đai. Khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm có: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, cơ quan tài nguyên môi trường.

Trường hợp nào sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết và trường hợp nào do Ủy ban nhân dân giải quyết đã được Luật đất đai năm 2013 quy định rõ về thẩm quyền giải quyết cho từng tranh chấp về đất đai phát sinh.

Theo quy định tại Điều 203 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của công dân thì Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai thì khi: Tranh chấp đất đai đã được Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải giữa các bên nhưng các bên không thể hòa giải được và Ủy ban nhân dân cấp xã đã lập biên bản hòa giải không thành.

Sau khi hòa giải không thành thì sẽ được giải quyết  tại Tòa án những trường hợp sau:

– Khi tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Như vây, khi tranh chấp đất đai khi một trong hai bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất hợp pháp theo quy định tại Điều 100 Luật này và tranh chấp phát sinh giữa hai bên là tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết.

– Khi Tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSD đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và đương sự có quyền lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án. Tòa án là cơ quan có  thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên. Như vậy, thẩm quyền giải quyết trong trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ do sự lựa chọn của một trong các bên tranh chấp thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi một trong các bên nộp đơn khởi kiện.

Hotline Tư Vấn 24/7: 10.99066.993

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ngoài theo quy định của Luật đất đai thì còn theo quy định của Bộ luật  tố tụng dân sự về cấp có thẩm quyền giải quyết.

– Khi tranh chấp đất đai đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhưng các đương sự của vụ việc lại không đồng ý với quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân thì đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp trên sẽ được giải quyết tranh chấp theo Luật tố tụng hành chính.

Như vậy, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các bên có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết theo đúng quy định. Các bên khi nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần lưu ý thẩm quyền giải quyết vụ việc để tránh mất thời gian bị trả lại đơn do nộp không đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đang phát sinh.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà