Tiền án, tiền sự là gì? Theo quy định của pháp luật, được xóa tiền án, tiền sự trong những trường hợp nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây:
-
Tiền án, tiền sự là gì?
Theo quy định của pháp luạt hiện hành thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định về định nghĩa “Tiền án”, “Tiền sự”.
Tuy nhiên, “Tiền án”, “Tiền sự” đã từng được ghi nhận một cách gián tiếp trong Nghị quyết 01/1990-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể như sau:
- Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án.
- Người đã được xóa kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính (đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự.
Như vậy có thể hiểu tiền án; tiền sự như sau:
- Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án.
- Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
-
Các trường hợp được xóa tiền án, tiền sự:
a) Trường hợp được xóa tiền án (xóa án tích):
Người đã được xóa án tích được xác định là chưa có tiền án.
Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định 3 trường hợp được xóa án tích. Cụ thể tại các Điều 70, Điều 71 và Điều 72 gồm:
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
- Đương nhiên được xóa án tích;
- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;
- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện:
+ Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt;
+ Đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị.
Nếu thuộc trường hợp đặc biệt này, Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định.
b) Trường hợp được xóa tiền sự (được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt hành chính):
Theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm trong khoảng thời gian sau thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính:
+ 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo;
+ 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm trong khoảng thời gian sau thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
+ 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
-
Căn cứ pháp lý:
- Nghị quyết 01/1990-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
Trân trọng.