Chuyển hóa tội phạm được quy định như thế nào? Trường hợp nào là trường hợp chuyển hóa tội phạm? 

Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài vết dưới đây:

1. Quy định về chuyển hóa tội phạm:

Về nguyên tắc, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội đó.

Tuy nhiên, diễn biến hành vi tội phạm không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định.

Trong một số trường hợp hành vi diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Chính vì vậy, pháp luật đã quy định về vấn đề chuyển hóa tội phạm.

Những quy định về chuyển hóa tội phạm không được quy định cụ thể trong luật.

Quy định này được Hội Đồng thẩm phán, TANDTC, VKSNNTC và các cơ quan liên quan đưa ra trong quá trình xét xử.

Cụ thể chuyển hóa tội phạm đã được quy định tại Nghị quyết số 01/HDTP-NQ năm 1989, Thông tư 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP.

Tuy nhiên những văn bản này chỉ mang tính chất tham khảo bởi nó hướng dẫn cho Luật cũ.

Mặc dù vậy bản chất tội phạm vẫn như vậy, nên vẫn áp dụng thông tư 02/2001 cho Bộ Luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS).

2. Trường hợp chuyển hóa tội phạm:

a) Tội cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản chuyển hoá thành cướp tài sản:

Sử chuyển hóa tội phạm này xuất hiện khi thỏa các dấu hiệu sau:

  • Đang thực hiện hành vi cướp giật, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  • Bị phát hiện (bị phát hiện tại thời điểm thực hiện hành vi chứ không phải một khoản thời gian sau);
  • Người phạm tội dùng vũ lực tấn công nạn nhân (có thể cả người khác);
  • Nhằm lấy, giữ, chiếm đoạt bằng được tài sản.
b) Một số trường hợp cụ thể:
  • Trộm tài sản, bị phát hiện (chưa lấy được tài sản) mà dùng vũ lực nhằm lấy tài sản và trốn thoát thì chuyển hóa thành cướp tài sản.
  • Đang chiếm đoạt tài sản, bị phát hiện đã dùng vũ lực để lấy tài sản thì chuyển sang cướp tài sản.
  • Đã chiếm đoạt được tài sản, bị phát hiện đã dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản thì chuyển hóa sang tội cướp tài sản.
  • Đã chiếm đoạt được tài sản mà bị phát hiện có dùng vũ lực để tẩu thoát những vẫn cố giữ bằng được tài sản sẽ bị chuyển hóa sang tội cướp tài sản.

3. Lưu ý:

  • Trường hợp tội phạm không chuyển hóa:

+ Tội phạm đang thực hiện hành vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, cướp giật tài sản. Khi bị phát hiện, tội phạm dùng vũ lực nhằm tẩu thoát (không nhằm mục đích giữ tài sản).

+ Trong trường hợp này ta áp dụng tình tiết tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” đối với các tội danh đã thực hiện.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

  • Trường hợp thực hiện các tội chiếm đoạt tài sản, nhưng dùng vũ lực gây thương tích cho nạn nhân hoặc gây chết người:

+ Cướp tài sản:

Gây thương tích: Áp dụng tình tiết tăng nặng (vì bản chất tội cướp tài sản đã bao hàm hành vi dùng vũ lực).

Gây chết người: nếu vô ý chết người thì áp dụng tình tiết tăng nặng điểm c khoản 4 điều 169 BLHS. Nếu cố ý làm chết người thì bị truy cứu về tội giết người theo Điều 123 BLHS. Trong trường hợp này sẽ bị xử phạt đối với cả 2 tội.

+ Cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản:

Gây thương tích: Tội cố ý gây thương tích Điều 134 (vì bản chất hành vi các tội danh trên không có dùng vũ lực). Sẽ bị xử phạt với cả 2 tội.

+ Gây chết người: Nếu vô ý chết người thì áp dụng tình tiết tăng nặng. Nếu cố ý làm chết người thì áp dụng tội giết người Điều 123. Trường hợp này xẽ bị xử cả 2 tội.

4. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung 2017;
  • Thông tư 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP;
  • Nghị quyết số 01/HDTP-NQ năm 1989.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Mọi thắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.