Câu hỏi: Nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần phải có điều kiện hay không? Khi nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần những loại giấy tờ gì?

Trả lời:

  1. Điều kiện được nhập hộ khẩu vào nhà người thân:

Theo Điều 20 Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013 thì:

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có 06 trường hợp được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ đồng ý, bao gồm:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
  • Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Các trường hợp khác không thuộc 06 trường hợp trên đây không được nhập hộ khẩu về nhà người thân.

Còn tại các tỉnh, muốn nhập vào sổ hộ khẩu của người thân thì chỉ cần đảm bảo có chỗ ở hợp pháp và được người có sổ hộ khẩu đồng ý.

  1. Các loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân

Theo quy định, cụ thể tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA về thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân gồm có giấy tờ sau:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu;
  • Bản khai nhân khẩu;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân;
  • Bản khai nhân khẩu (đối với người trên 14 tuổi);
  • Giấy chuyển hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân được thực hiện bởi công an quận/ huyện/ thị xã.

  1. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ là giấy tờ gì?

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ được quy định cụ thể tại văn bản hướng dẫn Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ vợ, chồng;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh người hết tuổi lao động;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc;
  • Giấy xác nhận khuyết tật đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần;
  • Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, bị bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
  • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Văn bản về việc cử người giám hộ;
  • Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng;

Ngoài tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có thêm một số loại giấy tờ khác.

  1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật Cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013;
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA;
  • Văn bản hướng dẫn Thông tư 35/2014/TT-BCA.

Trên đây là bài tư vấn của Công ty chúng tôi về vấn đề bạn còn đang thắc mắc.

Trường hợp quý bạn đọc cần sự tư vấn, hỗ trợ vấn đề pháp luật vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.966.993 hoặc truy cập website:

luatdongduong.com.vn

Trân trọng!