Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể. Vậy khi đó, người lao động sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào?

  1. Doanh nghiệp được phép giải thể trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của:

+ Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;

+ Tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH;

+ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  1. Các khoản trợ cấp của người lao động được hưởng khi doanh nghiệp giải thể:

Theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 thì:

Khi giải thể, doanh nghiệp phải ưu tiên thanh toán cho người lao động theo thỏa ước tập thể hay hợp đồng lao động đã ký về:

  • Tiền lương;
  • Trợ cấp thôi việc;
  • Bảo hiểm xã hội;
  • Bảo hiểm y tế;
  • Bảo hiểm thất nghiệp;
  • Các quyền lợi khác của người lao động.

Như vậy, doanh nghiệp giải thể, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể như sau:

a) Trợ cấp thôi việc:

Nếu doanh nghiệp giải thể theo khoản 7 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 mà người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì nhận trợ cấp thôi việc.

Với mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Lưu ý:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là:

Tổng thời gian đã làm việc thực tế cho doanh nghiệp trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc.

  • Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

b) Trợ cấp thất nghiệp:

Trợ cấp này được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động.

Tuy nhiên, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp này, người lao động phải có đủ 04 điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Cụ thể:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp sau:

+ Đơn phương chấm dứt trái pháp luật;

+ Đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian:

+ 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

+ 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp nhất định.
  1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Luật Lao động 2012;
  • Luật Việc làm năm 2013.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng.