Từ ngày 01/01/2020, Luật chăn nuôi 2018 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, một số quy định liên quan đến việc đối xử nhân đạo với vật nuôi, đặc biệt là trong giết mổ bắt đầu đi vào thực thi. Chính vì thế, các cơ sở giết mổ vật nuôi cần nắm rõ để tránh trường hợp bị xử phạt khi các cơ quan có văn bản hướng dẫn ban hành.
Điều 71 Luật chăn nuôi 2018 quy định khá chi tiết về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ. Theo đó:
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Bên cạnh đó, Luật chăn nuôi 2018 còn quy định về nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, trong vận chuyển, trong nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Nguyên tắc này được lấy biểu quyết và cho vào luật bởi thực tiễn chăn nuôi giết mổ trên thị trường tồn tại những hình ảnh mang tính chất “man rợ”, hành hạ một cách đau đớn đối với con vật. Điều này làm ảnh hưởng đến tính nhân văn, hình ảnh của con người và đất nước Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.
Hotline Tư Vấn 24/7: 0886389789
Ở các nước, cụm từ “Phúc lợi động vật” đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Đặc biệt ở Mỹ, Luật Phúc lợi động vật của liên bang từ năm 1966 đã hình thành. Còn ở châu á, các nước có ngành chăn nuôi phát triển đã quan tâm đến phúc lợi động vật, bảo vệ động vật. Thái Lan đã ban hành Luật Chống đối xử thô bạo và phúc lợi động vật (Animal Cruelty Prevention and Animal Welfare Provision Act, 2557 BE); Hàn Quốc có Luật Bảo vệ động vật (Animal protection act 2014); Trung Quốc, mới chỉ có Luật Bảo vệ động vật hoang dã; vùng lãnh thổ Đài Loan ban hành Luật Bảo vệ động vật (1998) và sửa đổi 2017.
Quý bạn đọc thắc mắc có thể liên hệ đến hotline 0886.389.789 để được đội ngũ nhân viên, chuyên viên, luật sư của Công ty Luật TNHH I&J tư vấn tận tình và chu đáo nhất.
Chuyên viên:
Nguyễn Văn Việt