Cách ly bị cáo để bảo đảm tính khách quan, công minh trong một phiên tòa. Vậy trường hợp nào, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp này?
-
Cách ly bị cáo với người bị hại:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC thì:
Trong quá trình xét xử vụ án, bị cáo phải được cách ly với người bị hại là người dưới 18 tuổi trong 03 trường hợp sau đây:
- Bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bạo hành hoặc bị mua bán;
- Bị hại dưới 10 tuổi;
- Theo yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội đồng xét xử thấy cần phải cách ly.
Theo đó, những bị hại dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương. Đặc biệt khi họ là nạn nhân trong các vụ án xâm hại tình dục, bạo hành hoặc bị mua bán.
Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các đối tượng trên, Hội đồng xét xử đã cách ly bị hại với bị cáo.
Trong quá trình xét xử, người bị hại sẽ được tham gia phiên tòa ở phòng cách ly.
Lúc này, trong phòng cách ly, bị hại sẽ được hỗ trợ bởi:
- Người đại diện, người giám hộ;
- Chuyên gia hoặc cán bộ tâm lý, xã hội;
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em.
-
Cách ly bị cáo với người làm chứng:
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bị cáo còn phải bị cách ly với người làm chứng.
Theo đó, Điều 304 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Bị cáo có thể bị cách ly với người làm chứng nếu lời khai của bị cáo và người làm chứng có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Khi đó, chủ tọa phiên tòa sẽ áp dụng biện pháp cách ly giữa bị cáo và người làm chứng. Cụ thể, cách ly trước khi hỏi người làm chứng.
Đặc biệt, nếu người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì theo Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Hội đồng xét xử cần phải hạn chế nhất có thể việc tiếp xúc giữa người làm chứng và bị cáo.
-
Cách ly các bị cáo với nhau:
Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Trong các vụ án phức tạp có nhiều bị cáo và có nhiều tình tiết phức tạp thì rất khó khăn để giải quyết.
Trong nhiều trường hợp, lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác.
Do đó, Chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ ra để đảm bảo sự chính xác và nghiêm minh của vụ án.
Trong trường hợp đó, Chủ tọa phải hỏi riêng từng bị cáo. Khi đó, bị cáo sẽ được:
- Thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước đó;
- Có quyền đặt câu hỏi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bạn đang quan tâm.
Để có thêm kiến thức pháp luật, vui lòng truy cập website luatdongduong.com.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900.966.993 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, chính xác.
Trân trọng.