Bị can chết trong thời gian tạm giam sẽ giải quyết như thế nào?

Đã có nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị bệnh hoặc mất trong thời gian đang tạm giam . Trường hợp các bị can đang trong thời gian tạm giam để điều tra mất trong trại giam hoặc mất tại bệnh viện nhưng vẫn trong thời gian tạm giam sẽ được giải quyết như thế nào?

Theo quy định của Luật thi hành tạm giam năm 2015 thì trường hợp người bị tạm giam chết thì sẽ được giải quyết tại Điều 26 như sau:

1.Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

  1. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
  2. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.

Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.

  1. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.
  2. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
  3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Hotline Tư Vấn 24/7: 10.99066.993

Như vậy, bị can mất trong thời gian tạm giam sẽ được giải quyết như sau:

Bảo vệ hiện trường xảy ra sự việc xảy ra:

Khi phát hiện ra bị can chết trong thời gian tạm giam thì thủ trưởng cơ sở đang giam giữ bị can đó sẽ phải bảo vệ hiện trường để lực lượng chuyên môn khám xét hiện trường tìm nguyên nhân cái chết của người đó.

Bị can chết do bệnh từ có từ trước đó hoặc chết do bị đánh, bệnh phát sinh tại trại tạm giam, rõ nguyên nhân cái chết của bị can sẽ truy cứu trách nhiệm của người có liên quan đến cái chết đó.

– Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và người thân, người đại diện của bị can đã mất:

Bị can mất trong trại tạm giam sẽ liên quan đến trách nhiệm của cán bộ quản lý trại giam cũng như các cán bộ khác của trại nên nguyên nhân cái chết sẽ phải được xác định rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật.

+ Ngoài việc bảo vệ hiện trường ra thì thủ trưởng trại tạm giam cũng phải thông báo ngay cho Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để biết cũng như trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân cái chết, hai cơ quan này là cơ quan trực tiếp giám sát trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời đảm bảo tính khách quan của vụ việc khi tìm hiểu nguyên nhân cái chết của bị can.

+ Gia đình hoặc người đại diện của bị can đang tạm giam đó được thông báo về tình trạng cũng như hướng giải quyết sự việc xảy ra, sau khi tìm hiểu rõ được nguyên nhân cái chết thì phải thông báo cho người nhà hoặc người đại diện của bị can đã mất.

– Chứng kiến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi:

Người đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và ký vào biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi.

Sau khi làm thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi xác định được nguyên nhân cái chết của bị can thì cán bộ có trách nhiệm của trại giam sẽ làm thủ tục khai tử cho bị can đó.

– Thủ tục an táng bị can đã mất:

Sau các thủ tục theo quy định và được sự đồng ý của Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát nhân dân cấp có thẩm quyền cho thực hiện thủ tục an táng bị can thì sẽ được giải quyết như sau:

+ Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng.

+ Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật.

Sau khi thực hiện an táng  bị can đã mất thì các thủ tục liên quan đến bị can sẽ được giải quyết theo pháp luật có liên quan về quyền lợi của họ cũng như người thân của họ.

Đối với trường hợp bị can là người nước ngoài thì sẽ được giải quyết theo Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trường hợp bị can mất tại trại tạm giam khác so với trường hợp người mất bình thường vì bị can đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý nên khi giải quyết các vấn đề liên quan pháp tuân theo đúng quy định pháp luật đảm bảo quyền lợi của bị can cũng như tránh các trường hợp vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên Website luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Quý độc giả liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà