Bắt người phạm tội quả tang như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật?

Bắt người phạm tội quả tang là một trong các biện pháp ngăn chặn được cơ quan tố tụng áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, đây được coi là những biện pháp ngăn chặn việc bỏ trốn và việc bắt người thực hiện hành vi phạm tội kịp thời và nhanh chóng.

Tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bắt người phạm tội quả tang:

  1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
  2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
  3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Theo quy định tại Điều luật thì chủ thể có quyền thực hiện hành vi bắt người không chỉ có cơ quan chức năng mà bất kì ai cũng có quyền bắt người đang hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị phát hiện phát hiện.

Với trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì điều kiện nào được bắt? Theo quy định thì chỉ trong trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm. Ngoài hai trường hợp trên thì không được coi là bắt người phạm tội quả tang. Việc bắt người trong trường hợp này được hiểu là ngay lập tức, nhanh chóng khi người phạm tội đang thực hiện hành vi tội phạm hoặc vừa hoàn thành việc phạm tội. Và trường hợp này thì hành vi được thực hiện đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Hành vi bắt người được thực hiện gồm có: tước vũ khí, hung khí của người phạm tội và giữ người phạm tội để giao cho cơ quan có thẩm quyền, chức năng nơi gần nhất.

Khi giao người cho cơ quan chức năng bắt buộc phải có biên bản giao nhận và giải ngay hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tạm giữ, tạm giam người để điều tra tội phạm.

Để tránh việc chuyển thành tội phạm trong tội “Tội bắt, giữ  hoặc giam người trái pháp luật” quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 thì người có hành vi bắt người phạm tội phải đáp ứng điều kiện giao cho cơ quan có thẩm quyền và chức năng giam giữ người theo quy định.

Việc công dân hỗ trợ cho cơ quan chức năng thực hiện những biện pháp ngăn chặn tội phạm bị bỏ lọt hoặc trốn thoát do cơ quan chức năng không có mặt tại nơi có tội phạm diễn ra.

Là công dân chúng ta cần am hiểu các quy định của pháp luật để tránh những trường hợp trở thành tội phạm do hỗ trợ cơ quan chức năng mà không am hiểu pháp luật đúng.

Trang web luatdongduong.com.vn luôn cập nhật những thông tin pháp luật nổi bật và hữu ích cho các độc giả! Liên hệ hotline tư vấn 1900.966.993 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên

Nguyễn Thanh Hà