Thực tiễn thực hiện các hoạt động tư pháp nói chung và trợ giúp pháp lý nói riêng hiện nay cho thấy sự tiến bộ, trách nhiệm của Nhà nước để đảm bảo cho mọi người dân, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội, được tiếp cận các trợ giúp cần thiết về pháp lý, bảo đảm quyền con người và quyền công dân.

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Vì bản chất là dịch vụ pháp lý miễn phí nên nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.

Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Những đối tượng được trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, bao gồm 7 nhóm:

  • Người có công với cách mạng
  • Người thuộc hộ nghèo
  • Trẻ em
  • Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn
  • Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
  • Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo
  • Người có khó khăn về tài chính như cha đẻ, mẹ đẻ, vợ chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ, người nhiễm chất độc màu da cam, người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình…

                                Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.966.993

Tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT – BTP quy định những nhóm đối tượng này phải có những giấy tờ chứng minh thuộc diện trợ giúp lý, chẳng hạn đối với người có công với cách mạng phải có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 33: quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Huân chương kháng chiến,…

Tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Trong đó, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do UBND cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương
  • Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương
  • Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp động, phạm vi đăng ký.

Về lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý

Lĩnh vực trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. (Khoản 1 Điều 27 Luật TGPL).

Bên cạnh đó, các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng.

Để cập nhật thêm kiến thức về pháp luật vui lòng truy cập vào website luatdongduong.com.vn hoặc trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.966.993 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.