câu hỏi: phân biệt hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất?
Trả lời:
Đất nước ta đã và đang tiến đến đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa…kéo theo đó là sự phát triển toàn diện của đời sống xã hội như: Điện, Đường, trường, trạm ngày càng được chú trọng và phát triển…sự thay đổi và phát triển đó giúp cho cuộc sống người dân được cải thiện hơn, thuận lợi hơn…Tuy nhiên kéo theo đó là những mặt tiêu cực, thiếu ý thức của một số cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng xấu đến con người và mỹ quan đô thị. cụ thể ở đây là những hành vi lấn, chiếm đất.
để hiểu rõ chi tiết hơn hành vi này ta sẽ cùng tìm một số nội dung sau:
- Khái niệm:
Lấn đất: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất được hiểu như sau:
“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.”
Theo đó, hành vi được coi là lấn đất phải có dấu hiệu là sự dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với biên bản bàn giao đất ban đầu nhận được từ UBND xã, với mục đích để mở rộng diện tích đất thực tế.
Ví dụ: Ông A dù được UBND phường đến để cắm mốc làm đường trước nhà ông A và đã có chính sách đền bù thỏa đáng những đến khi thi công làm đường thì ông A đã dịch chuyển cột mốc đẵ cố định trước đó 200m để ông bán hàng.
Hotline Tư Vấn 24/7: 1900.96.69.93
Chiếm đất: căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi chiếm đất được hiểu như sau:
“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
ví dụ: Đất lâm trường giao cho gia đình bà H trồng rừng thời hạn 5 năm, hết thời hạn gia đình bà H phải giao trả đất cho Nhà nước, tuy nhiên khi hết thời hạn trồng rừng thì gia đình bà H không chịu trả lại đất cho Nhà nước mặc dù được chính quyền địa phương nhắc nhở nhưng gia đình bà H vẫn cố tình khai phá và trồng rừng vụ mới
- Hình thức,Mức phạt áp dụng đối với hành vi lấn,chiếm đất:
căn cứ điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, hành vi Lấn, chiếm đất là hành vi trái với quy định của pháp luật.Cụ thể quy định tại khoản 1 điều 12 Luật Đất Đai,2013 quy định những hành vi cấm:
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai……….”